Ngày đăng: CN, Th9 10th, 2017

Lưu ý gì khi đi du lịch mùa mưa bão ở Cô Tô

Du lịch mùa mưa bão sẽ không còn là nỗi ám ảnh. Nếu ai cũng tự trang bị cho mình những kiến thức thiết thực nhất.

Cơn bão số 2 càn quét ở các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên các tỉnh ven biển từ miền Bắc trở vào cũng phải gánh chịu hậu quả của trận bão này. Biển động, sóng cao, gió to khiến cho hàng nghìn người bị kẹt lại các đảo như Cô Tô, Quan Lạn, Cát Bà. Con số du khách mắc kẹt theo như sukien247.com cập nhật là trên 3000 người

Dù là tình huống không mong muốn. Nhưng đối phó với tình hình mưa bão bất ngờ. Du khách vẫn nên bình tĩnh, tìm nơi trú ẩn an toàn. Không trú mưa dưới gốc cây to hay dừng ở những vị trí nghi có thể sạt lở.

Theo chia sẻ của bạn Lộc Bùi (Hưng Yên), 1 du khách đang bị kẹt lại đảo Cô Tô vào thời điểm này cho biết: “Bọn mình ra lúc 3h chiều thứ 6 và nhờ chị chủ nhà đặt vé về sớm lúc 10h Chủ nhật. Tuy nhiên sau đó nghe chị chủ nhà bảo có thông báo cấm tàu từ chiều thứ 7 nên đến giờ vẫn kẹt lại đảo. Chưa có thông báo lúc nào tàu có thể chạy lại để về đất liền”.

Du khách này cũng cho biết thời tiết Cô Tô lúc này lúc nắng lúc mưa và có gió mạnh. Qua loa thông báo cô cũng được biết chính quyền địa phương động viên du khách yên tâm nghỉ lại Cô Tô. Đề nghị nhà nghỉ, quán ăn giảm giá vào thời điểm này để hỗ trợ du khách bị kẹt lại đảo.

Từ những chuyến du lịch thực tế như thế này. Du khách nào cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để yên tâm đi du lịch vào mùa mưa bão.

             Thời tiết Cô Tô khiến hơn 3000 du khách mắc kẹt

Xem dự báo thời tiết trước khi đi du lịch

Dù là một chuyến đi vào thời điểm nào trong năm. Thì việc xem dự báo thời tiết ở nơi bạn đến cũng cực kỳ quan trọng. Từ đó để bạn có thể cân nhắc tiếp tục hay tạm hoãn chuyến đi cũng như việc chuẩn bị đồ dùng, quần áo mang theo sao cho phù hợp.

Việc thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết vào thời điểm hay xảy ra mưa bão còn giúp bạn chủ động hơn trong hành trình của mình để có một chuyến đi vui vẻ và tốt đẹp.

Soạn đồ trước khi đi du lịch.

Balo dùng cho thời điểm đi du lịch vào mùa mưa bão nên là balo chống nước để bảo vệ đồ đạc bên trong được khô ráo. Trang phục mang theo cũng nên là đồ nhẹ, mỏng, dễ khô. Hãy mang theo một chiếc khăn quàng mỏng, dụng cụ y tế và đồ ăn nhẹ.

Khám phá điểm đến trong nhà

Vào thời điểm mưa bão, việc khám phá những địa điểm ngoài trời là điều khó thực hiện được. Thay vào đó bạn nên chọn những điểm du lịch như bảo tàng, khu vui chơi, giải trí trong nhà. Việc dầm mưa khám phá có thể mang đến những trải nghiệm thú vị. Nhưng bạn cũng sẽ rất dễ bị ốm hay cảm lạnh đột ngột.

Có kế hoạch dự phòng

Việc có kế hoạch dự phòng sẽ giúp bạn rất nhiều trong chuyến du lịch mùa mưa bão. Ví dụ như nên có một cuốn sổ hoặc ghi nhớ trong điện thoại về địa chỉ một số khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn ở nơi bạn dự định đến. Trong trường hợp không đi được ra đảo, lên núi, vào rừng… Bạn vẫn có thể tìm thấy nơi trú chân nhanh chóng.

       Ý tưởng nhất lúc này là ở trong phòng ngắm mưa hay tìm trò chơi với bạn bè trong phòng

Thường xuyên thông báo tình hình cho người thân

Trường hợp bị kẹt ngoài đảo như hơn 3.000 du khách ở Cô Tô. Hãy thường xuyên thông báo tình hình của mình về cho gia đình, người thân, bạn bè. Đồng thời lắng nghe thông tin và hướng dẫn của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Không tùy ý di chuyển, kết hợp với dân đảo để nhận được sự giúp đỡ cần thiết nhất.

Anh Tiến Công (Hà Nội), một du khách khác cũng đang mắc kẹt ở đảo Cô Tô cho biết: “Trước lúc ra đảo chúng tôi cũng biết tin có bão. Nhưng nghĩ bão về miền Trung nên vẫn quyết đi. Không ngờ giờ lại được phen “nghỉ dưỡng” bất đắc dĩ ở đảo Cô Tô. Giờ thì cứ nằm nhà nghỉ ngắm mưa. Nghe gió và trò chuyện với nhau. Khi nào chính quyền thông báo có tàu về đất liền thì về thôi.”

Vì thế nếu đi du lịch vào mùa mưa bão. Hãy biến hành trình của mình thành một kỷ niệm đáng nhớ. Một trải nghiệm khó quên bằng việc thích nghi với tình huống. Như khách Tây thích thú trải nghiệm Hội An mùa lụt lội. Bạn có thể tận hưởng và khám phá vẻ đẹp của con người và hành trình trong cơn mưa. Trò chuyện nhiều hơn với dân địa phương và bạn đồng hành.

Loading...