Ngày đăng: T3, Th5 9th, 2017

Mánh khóe “vặt tiền” của thợ sửa điều hòa mùa nóng

Bảo dưỡng, sửa chữa hay lắp đặt điều hòa, khách hàng bao giờ cũng phải trả tiền công cho thợ nhất là trong những ngày hè nóng nực, nhu cầu sử dụng điều hòa, quạt mát của người dân tăng cao, chính vì “cung” không đủ “cầu” không ít thợ sửa điều hòa đã lợi dụng để kiếm lời bằng những mánh khóe “vặt tiền” khách của thợ sửa điều hòa.

Anh Nguyễn Văn Sâm, chủ cửa hàng bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt điều hòa với gần 20 năm kinh nghiệm ở Hà Đông (Hà Nội) tiết lộ, mức độ vặt tiền ít hay nhiều là tùy thuộc vào mỗi thợ, nhưng có điều chắc chắn rằng, dù đi bảo dưỡng, lắp đặt hay sửa chữa thì thợ điều hòa đều có các mánh để “vặt tiền” của khách .

Thứ nhất, vặt tiền khi lắp đặt

Anh Sâm cho biết, lắp đặt điều hòa tuy mất nhiều thời gian và công sức nhưng với thợ điều hòa, công việc này ngoài tiền công được trả cao thì thợ cũng dễ dàng “vặt tiền” của khách nhiều nhất.

Đơn cử, sau khi lắp đặt xong, thợ điều hòa sẽ ngồi kê ra danh sách một loạt khoản tiền khách cần thanh toán. Trong đó, tiền công từ 250.000-400.000 đồng khách đương nhiên phải trả và là khoản cố định. Còn những khoản khác, khách thường tự hiểu đó là tiền phụ kiện mà thợ điều hòa mua hộ. Thế nhưng, thực tế lại không phải vậy.


Thợ điều hòa giờ nghĩ ra đủ chiêu trò để vặt tiền của khách hàng (ảnh minh họa)

Thợ điều hòa giờ nghĩ ra đủ chiêu trò để “vặt tiền” của khách hàng (ảnh minh họa)

Phụ kiện lắp đặt điều hòa cần dùng là dây ống đồng, dây điện, ống nước thải, gen bọc bảo ôn, vải bọc bảo ôn, giá đỡ dàn nóng,… Tiền phụ kiện thường được tính theo mét, do đó, vị trí từ dàn lạnh đến dàn nóng càng xa thì tiền phụ kiện càng tốn.

“Bắt bệnh” điều hòa
Phải sau nhiều lần liên hệ, chúng tôi mới được ông Nguyễn Văn Họa (60 tuổi, trú quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhận lời tiếp chuyện. Bởi trong những ngày thời tiết nắng nóng, lịch làm việc của ông gần như dày đặc. ông chia sẻ: “Suốt từ đầu hè đến nay, gần như ngày nào, tôi cũng đi làm từ sáng sớm tới tối mịt. Hễ khách hàng có nhu cầu là tôi lên đường đi ngay. Ở thành phố lớn như Hà Nội, không kể đến các cơ quan, trường học thì hầu như gia đình nào cũng sử dụng điều hòa. Những nhà có điều kiện còn lắp từ 2 đến 3 cái. Bởi vậy những khi thời tiết nắng nóng, cánh thợ sửa chúng tôi làm không hết việc”.
Là người có thâm niên hơn chục năm trong nghề, ông Họa nắm khá rõ các loại “bệnh” mà điều hòa mắc phải. Theo đó, những loại bệnh thường gặp ở điều hòa là: Cục nóng (giàn nóng) không hoạt động hoặc hoạt động kém; chảy nước ở cục lạnh (giàn lạnh); mất gas và mảng điện tử bị lỗi. Điều hòa có 2 bộ phận chính là cục nóng và cục lạnh. Cục nóng ‘ có nhiệm vụ tăng áp suất khí gas lạnh từ giàn bay hơi sang giàn lạnh. Với điều hòa công suất nhỏ, cục nóng cùng động cơ điện được đặt chung trong một vỏ sắt và được hàn kín thành một khối, được gọi là blốc của máy.
Đây là bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng trong nguyên tắc hoạt động của điều hòa. Nó được ví như động cơ của xe máy. Cục nóng và cục lạnh được liên kết bằng hệ thống dây dẫn điện và ống đồng dẫn khí. Sau một thời gian sử dụng, cục nóng thường hoạt động kém hiệu quả do nguồn điện cấp từ dây dẫn yếu. Cục nóng hoạt động kém, khiến điều hòa không lạnh.Trường hợp này thường phải thay dây dẫn điện để đảm bảo nguồn điện cấp giữa cục nóng và cục lạnh.
Với trường hợp cục lạnh bị chảy nước, ông Họa cho biết nguyên nhân chính là do điều hòa bị bẩn. Khi đó người thợ sửa sẽ phải khắc phục bằng cách vệ sinh cho điều hòa. Tuy nhiên theo ông Họa thì loại “bệnh” này rất khó chữa do thiết kế mảng ở cục lạnh thường theo hình mái nhà. Chỉ có thể vệ sinh được mặt ngoài còn mặt bên trong thường bị tắc, khiến nước chảy nhiều. Trẻ em nếu nằm trong phòng có điều hòa bị chảy nước rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp như ho hay viêm họng. Trong một số trường hợp là do lỗi của nhà sản xuất, các cục lạnh có khe hở quá lớn nên quạt hút luôn các giọt nước thổi ra ngoài. Khi giàn lạnh bị đóng tuyết, quạt sẽ không quay hoặc quay chậm. Nên sửa quạt ngay nếu không có thể dẫn tới hư blốc.
Máy điều hòa không khí là một hệ thống kín và gas lạnh bên trong máy là loại hóa chất rất bền không bị phân hủy trong điều kiện hoạt động của máy nên không có hiện tượng hao hụt gas. Máy chỉ thiếu gas, hết gas trong trường hợp bị rò rỉ, xì trên đường ống, tại các van, các chỗ đấu nối ống bằng rắc-co…hay trong quá trình lắp mới người lắp đặt không kiểm tra và nạp đủ gas. Khi máy bị thiếu gas hoặc hết gas sẽ có một số hiện tượng sau: Nếu bị xì hết gas máy không lạnh.
Nếu bị thiếu gas máy kém lạnh. Có hiện tượng bám tuyết ngay van ống nhỏ của giàn nóng. Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy. Trong một số máy điều hòa, khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5 đến 10 phút và báo lỗi trên giàn lạnh. Sau khi xác định được “bệnh”, người thợ chỉ cần nạp thêm khí gas để điều hòa chạy ổn định và tăng tuổi thọ cho máy.

Thứ 2, sửa chữa điều hòa

Cũng giống như lắp đặt điều hòa, khi sửa chữa điều hòa, thợ sẽ tính tiền công sửa từ 50.000-100.000 đồng. Nếu thay thế sẽ tính thêm tiền mua linh kiện mới. Song, thợ điều hòa thường dùng “quái chiêu” hỏng một báo hỏng hai, không hỏng cũng báo hỏng hay chọc cho hỏng để đem sửa lấy tiền.

“Sửa điều hòa còn dễ vặt tiền của khách hơn lắp đặt, bởi không phải khách nào cũng am hiểu về điều hòa để có thể tự kiểm tra”. Anh Sâm nói và cho biết, làm nghề nhiều năm, anh nghe được đủ chiêu mà thợ nghĩ ra để vặt tiền khách.

Đơn giản nhất, khách gọi điện báo điều hòa bật lên không thấy mát, thợ đến kiểm tra đáng ra chỉ cần vệ sinh, kiểm tra gas nếu thiếu thì nạp. Nhưng, nhiều thợ nói phải kiểm tra toàn bộ rồi kê ra đủ bệnh từ hỏng tụ, chết vi mạch, dây dẫn ống đồng hở, cháy lốc,…


Nhiều khi chưa hết gas nhưng thợ điều hòa cho rằng đã hết cần phải bơm đầy (ảnh minh họa)

Nhiều khi chưa hết gas nhưng thợ điều hòa cho rằng đã hết cần phải bơm đầy (ảnh minh họa)

ng sửa vì không có sẵn phụ kiện. Nếu khách hàng đồng ý tức đã sập bẫy của họ. Bởi, về cửa hàng, thợ chỉ việc vệ sinh máy, bơm gas, còn các thiết bị kia không phải sửa chữa gì nhưng vẫn bị tính tiền thay mới như thường.

“Tiền công thì ít, tiền linh kiện thay thế thì nhiều. Thợ điều hòa chỉ cần yêu cầu thay 2-3 linh kiện khống là có thể vặt của khách tiền triệu. Cái này khách hầu như không kiểm tra, vì các linh kiện đều ở bên trong máy”, anh tiết lộ.

Chưa kể, nhiều thợ còn dùng các chiêu kiểm tra máy, báo hỏng một loạt các linh kiện bên trong cùng giá thay thế lên đến 3-5 triệu đồng, khách mà tiếc tiền thay thì hỏi mua luôn với giá “đồng nát” chỉ tầm trên dưới 1 triệu. Nếu mua thành công, về chỉ cần thay linh kiện với giá 200.000-300.000 đồng rồi bán đi, đút túi ngay vài triệu đồng.

Thứ 3, bảo dưỡng điều hòa

Cụ thể, bảo dưỡng điều hòa , thợ sẽ lấy công khoảng 150.000 đồng/máy. Tuy nhiên, khi bảo dưỡng, điều hòa sẽ phải bơm thêm gas và đây là điểm để thợ điều hòa “vặt tiền” của khách. Bởi, thông thường, khi bơm gas sẽ tùy vào mức của máy cần bơm ít hay nhiều, từ đó thợ tính tiền gas mà khách phải trả.

“Nếu máy hết sạch gas, phải bơm toàn bộ sẽ hết khoảng 200.000 đồng, máy điều hòa bơm bổ sung một nửa thì hết 100.000 đồng. Thế nhưng, chẳng thợ nào khai bơm thật dù máy chỉ cần bơm một lượng rất nhỏ”, anh Sâm cho hay. Chỉ cần báo bơm gas đầy, thợ có thể kiếm được 100.000-150.000 đồng vì máy điều hòa nếu bảo dưỡng đều đặn thì lượng gas tiêu thụ chỉ hết một nửa hoặc 1/3.

Loading...