Ngày đăng: T2, Th3 29th, 2021

Tiểu sử thủ môn Tiến Dũng và những điều cần biết

Tiểu sử thủ môn Bùi Tiến Dũng – anh là người gốc Thanh hóa hiện đang chơi cho Tp.HCM và ĐTQG Việt Nam, cùng chuyên mục thể thao đi tìm hiểu chi tiết nhé.

Tiểu sử thủ môn Bùi Tiến Dũng

Chàng thủ môn Bùi Tiến Dũng sinh ngày 28 tháng 2 năm 1997 tại xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa trong một gia đình thuần nông. Dũng là người dân tộc Mường. Gia đình của anh có kinh tế không khá giả. Thủa nhỏ, Dũng có niềm đam mê với trái bóng tròn nên hay tham gia các giải đấu của địa phương. Khi lớn lên, anh muốn trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp nên đã quyết tâm đi tới các lò đào tạo.

Năm 12 tuổi, nơi anh sống có một lò đào tạo trẻ tuyển học viên, hai anh em Dũng xin mẹ theo học. Cả anh và người em Bùi Tiến Dụng đều theo học văn hóa và tập luyện bóng đá. Tuy nhiên, được một thời gian thì trung tâm bóng đá này gặp khó khăn, 2 anh em Dũng phải trở về nhà.

Một thời gian sau, người em Bùi Tiến Dụng thi đỗ vào lò đạo tạo bóng đá PVF (lúc đó còn ở trong miền Nam), còn anh do quá tuổi không thể đăng ký, phải trở về nhà học văn hóa. Ngoài việc học, anh phải làm phụ hồ, nhổ sắn giúp mẹ. Tuy nhiên, sau này Dũng được lò đào tạo CLB Thanh Hóa thu nhận dù Dũng lúc đó đã khá lớn tuổi (16 tuổi, trong khi thông thường các cầu thủ trẻ ăn tập từ năm 11-13 tuổi).

Anh ban đầu là một trung vệ, sau này mới được huấn luyện để trở thành một thủ môn. Tuy nhiên, quá trình huấn luyện thủ môn bắt đầu khá muộn nên anh bị hổng nhiều kiến thức cơ bản.

Tiểu sử thủ môn Bùi Tiến Dũng – Sự nghiệp bóng đá

Tại CLB Thanh Hóa

Những khó khăn cùng sự thiếu may mắn tưởng chừng đã khiến anh phải nói lời chia tay với bóng đá, nhưng điều bất ngờ đã tới. Vào năm 2013, Dũng được huấn luyện viên Nguyễn Thành Dũng gọi lên đội tuyển trẻ của câu lạc bộ Thanh Hóa để đào tạo và tập luyện ở đây. Đây là thời điểm bóng đá Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu thủ môn trầm trọng.

Được một thời gian dài, cho đến năm 2015, Dũng chiếm được suất bắt chính cho đội U19 Thanh Hóa tại Giải vô địch U19 quốc gia. Tới năm 2017, con đường bóng đá chuyên nghiệp của anh đã bắt đầu khi câu lạc bộ FLC Thanh Hóa tiến hành mua lại hợp đồng đào tạo trẻ của Trung tâm Thường Xuân để sở hữu hoàn toàn chàng thủ môn này. Dũng được đôn lên đội một của FLC Thanh Hóa và đăng ký thi đấu tại V-League.

Tại V-League, anh đã được Ban lãnh đạo câu lạc bộ FLC Thanh Hóa đặc cách tăng lương gấp đôi, tương đương với mức trung bình của các cầu thủ thường xuyên ra sân ở giải đấu này. Tuy nhiên, Dũng chỉ đóng vai trò là thủ môn dự bị cho Nguyễn Thanh Thắng. Sau khi thủ môn Thanh Thắng mắc phải những sai lầm khó giải thích trong trận thua 3-4 của FLC Thanh Hóa trước Than Quảng Ninh vào ngày 22 tháng 10/2017 tại vòng 22 V-League, anh đã có trận đấu chuyên nghiệp lần đầu tiên trong vòng kế tiếp. Đó là ket qua bong da chiến thắng 2-0 của FLC Thanh Hóa trước câu lạc bộ Long An. Dù đã được tạo cơ hội nhưng trong mùa bóng 2017, anh chỉ được ra sân 6 trận, sau đó được đem cho đội U21 của Becamex Bình Dương mượn để đội bóng này tham dự vòng chung kết U21 toàn quốc.

Tiểu sử thủ môn Bùi Tiến Dũng và những điều cần biết

Còn tại V-League 2018, thủ thành này có trận ra mắt trong chiến thắng 1-0 của FLC Thanh Hóa trước câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Vào cuối mùa giải, Dũng được trao cơ hội bắt chính trong trận Chung kết Cúp Quốc gia với Becamex Bình Dương nhưng anh lại tiếp tục gây thất vọng. Hai sai lầm tai hại hết sức nghiệp dư của Dũng đã khiến FLC Thanh Hóa để thua 1-3 và vuột mất danh hiệu.

Chuyển sang CLB Hà Nội

Không thể cạnh tranh vị trí, anh đã thanh lý hợp đồng với Thanh Hóa và chuyển sang đội đương kim vô địch V-League 2018 là Hà Nội FC với bản hợp đồng có thời hạn một năm. Tại đây, Dũng có điều kiện tập luyện và thi đấu cùng nhiều đồng đội tại U23 và Olympic Việt Nam như Đỗ Duy Mạnh, Đình Trọng, Nguyễn Quang Hải, Đức Huy…

Mọi chuyện ở câu lạc bộ mới cũng không hề thuận lợi với Bùi Tiến Dũng, khi Dũng chỉ sắm vai trò dự bị cho thủ môn chính thức là Nguyễn Văn Công. Dù được chỉ định là thủ môn số 2 nhưng thực chất Dũng chỉ là lựa chọn số 3, khi đàn anh Phí Minh Long đã hồi phục phong độ và cũng bắt rất tốt.

Hà Nội FC đạt được rất nhiều thành công nhưng anh lại chỉ đóng vai trò không khác gì một khán giả. Những lần được vào sân, Dũng đều thi đấu không tốt và có màn trình diễn kém cỏi, đôi khi còn mắc sai lầm. Kết thúc một năm hợp đồng, anh chỉ được ra sân 5 lần, trong đó có 3 trận ở V-League và 2 trận ở AFC Cup. Dũng đã lựa chọn ra đi để mong cứu vãn sự nghiệp của mình.

Gia nhập CLB TP.HCM

Đội bóng hiện tại của anh là câu lạc bộ TPHCM, nhưng tiếp tục chỉ là thủ môn dự bị. Thủ môn số một của câu lạc bộ này cũng chính là người mà anh từng dự bị cho thời ở FLC Thanh Hóa – Nguyễn Thanh Thắng.

Trong màu áo của TPHCM, anh đã được trao nhiều cơ hội hơn nhưng vẫn mắc phải nhiều sai lầm trong những trận đấu đầu tiên ở vòng loại Cúp Quốc gia và AFC Cup. Sau đó, Dũng khi đã dần hòa nhập và thích nghi với lối chơi của đội bóng mới, Dũng thi đấu tốt hơn mỗi khi được tung vào sân.

Trong khuôn khổ Cúp Quốc gia 2020, khi Dũng được tung vào sân trong loạt sút luân lưu, anh đã thể hiện được tốt nhất điểm mạnh của mình và anh tỏa sáng với hai pha cản phá penalty thành công trước câu lạc bộ SHB Đà Nẵng để giúp TPHCM lọt vào Tứ kết.

Khi Thanh Thắng gặp chấn thương, anh mới được trao cơ hội bắt chính tại V-League và thi đấu khá tốt cho tới khi giải tạm hoãn vì dịch COVID-19. Nếu nhìn vào con đường trước mắt, chợt nhớ ra thủ môn này bao nhiêu tuổi thì mới thấy anh chỉ mới 23 tuổi, Dũng vẫn còn cơ hội để rèn luyện, khắc phục và chứng tỏ bản thân.

Tiểu sử thủ môn Bùi Tiến Dũng – sự nghiệp thi đấu quốc tế

Anh là một phần quan trọng của ĐT U19 Việt Nam lọt tới bán kết U19 châu Á 2016, qua đó giành vé dự U20 World Cup 2017. Dũng cũng bắt chính 3 trận tại World Cup, giữ sạch lưới 1 trận trong số đó. Tuy nhiên, ở cấp CLB thì anh vẫn phải ngồi dự bị cho Thanh Thắng dù được đặc cách tăng lương gấp đôi.

Anh là trụ cột của ĐT U23 Việt Nam giành ngôi Á quân giải U23 châu Á 2018. Dũng cùng các hậu vệ Tiến Dũng, Đình Trọng, Duy Mạnh trở thành một hàng phòng ngự rất chắc chắn, dù bị ép sân liên tục nhưng không thủng lưới quá nhiều bàn. Ngoài ra, anh còn là người hùng của U23 Việt Nam khi cản phá rất nhiều tình huống 11m của đối thủ, kể cả ở trận tứ kết gặp Iraq hay trận bán kết gặp Qatar.

Tới ASIAD 2018, anh tiếp tục là thủ môn bắt chính của ĐT Olympic Việt Nam. Dũng góp phần đưa hàng thủ của ĐT Olympic Việt Nam trở thành một trong những hàng thủ xuất sắc nhất giải khi chỉ để lọt lưới 4 bàn sau cả giải, trong đó có 3 bàn ở trận gặp Hàn Quốc (không để thua bàn nào ở vòng bảng và vòng 1/8, tứ kết).

Anh là thủ môn dự bị tại AFF Cup 2018 và Asian Cup 2019. Tới SEA Games 30, anh trở lại bắt chính cho U23 Việt Nam.

Tới VCK U23 châu Á 2020, anh tiếp tục được bắt chính. Lần này, Dũng mắc sai lầm ở trận gặp U23 Triều Tiên, khiến ĐT U23 Việt Nam nhận trận thua với tỷ số 1-2. Đáng chú ý, sai lầm này của thủ môn này giống hệt so với sai lầm ở SEA Games 30.

Danh hiệu

Trong tiểu sử thủ môn Bùi Tiến Dũng bảng thành tích chính là góc nhìn chân thực nhất về tài năng mà anh sở hữu. Với việc anh thi đấu thành công trong giải U23 Châu Á đã giúp con đường sự nghiệp của Dũng trở nên sáng hơn. Đồng thời, thành tích thi đấu xuất sắc của Dũng còn góp phần cùng đội tuyển U23 Việt Nam đạt được ngôi vị Á quân. Từ đó anh giúp nền bóng đá Việt Nam bước sang một trang mới, thành công và phát triển hơn.

Sẽ rất khó tin khi một cầu thủ còn rất trẻ, sinh nhật anh là 28/2/1997 nhưng đã được trao tặng huân chương lao động. Cụ thể, trong giải U23 Châu Á Dũng đã thi đấu hết sức mình để mang về vinh quang cho tổ quốc. Chính vì thế, anh được chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định trao huân chương lao động hạng ba nhằm ghi nhận công lao của Dũng. Đây là một trong những điều chưa từng có tiền lệ trước đây nhưng anh đã làm được.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tiểu sử thủ môn Bùi Tiến Dũng giúp bạn đọc có thêm nhiều hiểu biết hơn về cầu thủ này.

Loading...