Ngày đăng: T5, Th1 3rd, 2019

Tìm hiểu những nghi lễ trong dịp tết Nguyên Đán

 Trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam trên cả nước đã tổ chức và diễn ra rất nhiều nghi lễ đẹp và hấp dẫn.

Lễ cúng ông Công, ông Táo

Mỗi gia đình luôn có một cặp ông công ông táo trong nhà. Ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết. Còn ông Táo được dân gian gọi là “ông vua bếp”. Vua bếp là vị thần cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình gắn với câu ngạn ngữ “có thực mới vực được đạo”.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hằng năm cứ đến 23 tháng chạp (Tức tháng 12 Âm lịch), là có bài văn khấn ông công ông táo để Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng. Lễ ông Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là mặt đời sống thiêng liêng của cư dân sông nước.

Cúng Bái: Sắp dọn bàn thờ

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ.  Tùy theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Và khoảng thời gian này mỗi khi cúng thì có bài văn khấn tết để cúng hằng ngày.

Nghi lễ trong dịp tết Nguyên Đán
Nghi lễ trong dịp tết Nguyên Đán

Ngoài ra cũng có những bài văn khấn cúng rằm tháng giêng rất ý nghĩa mà bạn có thể sử dụng.

Xông đất ngày tết

Với ngày đầu tiên trong năm còn gọi là Nguyên Đán, Tết đã có một ý nghĩa đặc biệt trang nghiêm. Vì ngày đó bắt đầu một năm nên mọi công việc làm trong khoảng 24 tiếng đồng hồ đều có ảnh hưởng trọn năm. Sự xông đất, xuất hành những cử chỉ đầu tiên, những lời nói đầu năm là điều mà ai cũng phải cẩn ngôn cẩn trọng.

Xin chữ

Theo tin phong thủy thì ngày xưa, mỗi dịp vào phiên chợ Tết, hầu như ai đi chợ tết cũng không quên qua cổng chợ xin chữ thầy đồ, có thể là câu đối hoặc một chữ duy nhất. Người xưa thường xin chữ về thờ với mong muốn con cháu được học con chữ mà thành người.

Loading...