Ngày đăng: CN, Th10 29th, 2017

Bé trai 10 tuổi bỏ nhà đi bụi: Vượt 300km suốt 24 ngày, sống hoang dã chỉ vì…

Đời sống 24h: Trong suốt 24 ngày lang thang ngoài đường, cậu bé Mậu 10 tuổi đã sống một cuộc sống vô cùng hoang dã. Khát thì em uống nước mưa, đói thì ăn quả dại đêm lại trải lá thông làm chiếu. Tất cả chỉ vì…

Những ngày cuối tháng 7, cảnh sát tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã phát hiện một cậu bé mặt mũi nhem nhuốc, ăn mặc như một người rừng, đang nhặt ve chai bên đường. Tuy nhiên, vì cậu bé bỏ chạy nên phải mất khá lâu họ mới đưa được em về trụ sở để tìm hiểu câu chuyện về đời sống của em.

Mậu kể rằng, em muốn bỏ nhà đi, đi càng xa càng tốt vì bố đã luôn la mắng em…

Tay không bỏ nhà đi, không mang theo bên mình bất kể vật dụng tư trang nào, trong suốt 24 ngày, Mậu đã lang thang và sống một đời sống vô cùng hoang dã.

Khi được hỏi rằng, em đã làm thế nào để sống qua ngày, cậu bé vô tư trả lời:

“Con dựa vào những kỹ năng học được từ gia đình để tồn tại. Trên đường có quả dại gì ăn được, con hái ăn để lót dạ. Khát nước thì con hứng nước mưa để uống và gom lá thông ướt làm giường ngủ trong suốt nhiều ngày. Con chỉ biết làm sao để sống qua ngày thôi, chứ con chẳng nghĩ ngợi gì. Điều duy nhất con nghĩ là không muốn sống trong ngôi nhà của mình nữa”…

Sau khi nghe Mậu kể về hoàn cảnh của mình, cảnh sát đã gọi điện về gia đình báo tin cho bố mẹ của em biết. Ngay lập tức, cha em đã lặn lội đường xá xa xôi tìm tới nơi, khi vừa đọc hết bản tường trình của em, ông nói: “Thằng bé đã mất tích hơn 20 ngày, gia đình tôi vô cùng lo lắng. Bây giờ tôi mới nhận ra phương pháp giáo dục của mình là sai rồi. Tôi hối hận vì la mắng con như thế. May là thằng bé không sao. Tạ ơn Trời Đất”.

Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn những đứa con của mình có một đời sống thành tài, thành đức, nhưng dường như khi người ta càng mong cầu quá nhiều thì người ta sẽ lại bước sai đường.

Hãy đặt mình vào trẻ nhỏ, để cảm nhận đời sống của chúng
“Bây giờ tôi mới nhận ra phương pháp giáo dục của mình là sai rồi”

Trẻ em như những ngọn cỏ non đang lớn, còn rất yếu mềm và cần nhiều sự chở che và bảo ban nhẹ nhàng. Tất cả những điều chúng thấy ở thế giới này đều thông qua lăng kính mà những người làm cha làm mẹ cầm lên soi giúp. Khi bắt đầu ở tuổi dần lớn hơn một chút, chúng bắt đầu hình thành suy nghĩ, quan điểm về lối sống. Chúng ban đầu sẽ không biết sợ hãi hay oán giận là gì, nhưng khi cha mẹ thường khi dạy con cái không bảo ban được lại trút hết những khó chịu trong lòng lên những đứa trẻ. Vô tình đã làm cho thứ “vật chất” ấy ngấm vào những tâm hồn trong sáng.

Khi chúng lỡ tay làm vỡ cái bát, khi chúng lỡ tay làm đổ đồ ăn, phải chăng chúng đang cố tình? Sức chúng còn nhỏ làm sao đáp ứng được những điều mong mỏi trong tâm của người lớn? Hoặc vì thân thể chúng còn mềm yếu hoặc cả vì ý thức của chúng chưa đủ hoàn thiện vậy nên hành động của chúng biểu hiện ra bên ngoài cũng thiếu sót và hậu đậu như vậy cũng là điều rất bình thường. Từ sự kiện trên, bài học rút ra là, dạy con cần có phương pháp, nhưng mọi phương pháp đều không hữu hiệu bằng cách hiểu con của mình, khi đã hiểu chúng ta sẽ biết nghĩ cho chúng nhiều hơn.

Những ông bố bà mẹ thường nói, “vì muốn tốt cho con nên mới thế này…thế kia…”, câu này thoạt nghe thật hợp lý, nhưng thật ra đó chính lại là một câu ngụy biện kinh điển. Có thật sự chúng ta đang muốn tốt cho những đứa trẻ hay chỉ là chúng ta ích kỷ cho mình?

Hãy đặt mình vào trẻ nhỏ, để cảm nhận đời sống của chúng
Hãy đặt mình vào trẻ nhỏ, để cảm nhận đời sống của chúng

Chúng ta muốn chúng ngoan, phải chăng để chúng ta đỡ vất vả trông nom?

Chúng ta muốn chúng giỏi, phải chăng để chúng ta được rạng rỡ tổ tông?

Chúng ta muốn chúng tốt, phải chăng để chúng ta thỏa mãn tâm mong cầu?

Có phải những ông bố bà mẹ khi yêu thương con quá đà đang nhầm lẫn giữa việc yêu mình và yêu những đứa con của mình? Mỗi sự tình gì khi muốn thành đều nên giữ một điểm tiêu chuẩn để không thừa cũng không thiếu. Yêu thương con cái cũng vậy, đủ là đẹp, chưa ai nói đủ là không yêu.

Loading...