Ngày đăng: T7, Th4 8th, 2017

Tàu Hải Thành bị đâm chìm: Nguyên nhân dần được hé lộ

Chiều 5/4, tại cuộc họp báo quý I/2017 quý 1 Bộ GTVT, Cục trưởng Cục Hàng hải VN Nguyễn Xuân Sang đã thông tin về vụ tàu Hải Thành 26 bị một tàu đâm chìm trên vùng biển Vũng Tàu vào rạng sáng 28/3, làm 9 thuyền viên thiệt mạng. Vấn đề được dư luận quan tâm là tàu Petrolimex 14 sau khi đâm tàu Hải Thành 26 có bỏ trốn?

Theo thông tin mới nhất, tại thời điểm xảy ra tai nạn, tàu Petrolimex 14 đã không có người trực cảnh giới. Tàu để ở chế độ tự hành nên đã xảy ra tai nạn.

nguyen nhan tau hai thanh bi dam chim

Sau vụ tàu Hải Thành 26 – BLC đã va chạm với tàu Petrolimex 14 và nhanh chóng bị chìm xuống biển, làm 9 thủy thủ trên tàu thiệt mạng. Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải VN (MRCC) tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tìm kiếm cứu nạn tàu Hải Thành 26-BLC.

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao những tàu vận tải có tải trọng lớn như Hải Thành 26 – BLC, tàu Petrolimex 14 đều được trang bị những thiết bị an toàn rất hiện đại, có rada cảnh giới, phát hiện tàu xung quanh mà sao có thể xảy ra tai nạn nghiêm trọng đến vậy?

Theo một nguồn tin cung cấp cho phóng viên VOV.VN, tại thời điểm xảy ra tai nạn, tàu Petrolimex 14 đã không có người trực cảnh giới. Tàu để ở chế độ tự hành nên mới xảy ra tai nạn.

Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải VN (MRCC) tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tìm kiếm cứu nạn tàu Hải Thành 26-BLC.Theo nguồn tin này, khi tàu Petrolimex 14 cách tàu Hải Thành 26 khoảng 4 hải lý, thủy thủ tàu Hải Thành đã phát hiện ra điều bất thường của tàu Petrolimex 14 và đã phát tín hiệu cảnh báo, gọi sang tàu Petrolimex 14 thông qua sóng thiết bị VHF nhưng không ai nghe.

Trước đó, nhiều người có kinh nghiệm trong nghề vận tải biển cũng khẳng định, trên các tàu vận tải có tải trọng lớn như Hải Thành 26 – BLC và Petrolimex 14 đều được trang bị những thiết bị an toàn rất hiện đại, rất khó để xảy ra đâm va như vậy.

Ông Trịnh Văn Đạt, Chủ tịch Hiệp hội vận tải biển Diêm Điền (Thái Bình) cho biết, thông thường khi đi biển, hệ thống radar của tàu có thể phát hiện ra những con tàu khác trong bán kính khoảng 35 hải lý (khoảng 70km), để từ đó có biện pháp phòng tránh. Thậm chí, khi hai tàu ở khoảng cách gần nhau, thuyền viên hai tàu có thể nói chuyện được với nhau thông qua sóng thiết bị VHF. “Tuy nhiên, không hiểu tại sao có thể xảy ra tai nạn nghiêm trọng đến vậy. Phải chăng thuyền viên hai tàu đều mất tập trung, ý thức cảnh giới không cao, bất cẩn, hoặc ngủ gật mới để xảy ra hậu quả nghiêm trọng đến vậy?”, ông Đạt đặt giả thuyết.

Sau khi đâm va với tàu Hải Thành 26, tàu Petrolimex 14 bị rách một vết dài khoảng 2m và tàu này đang neo đậu tại cảng Sao Mai (Vũng Tàu) phục vụ công tác điều tra sau tai nạn.

Theo ông Trịnh Văn Đạt, tàu Hải Thành 26 – BLC thuộc Công ty Vận tải biển Phương Thịnh (thành viên Hiệp hội Vận tải biển Diêm Điền), sau vụ tai nạn gây tổn thất lớn về người, Hiệp hội vận tải biển Diêm Điền đã vận động, trích quỹ hơn 200 triệu đồng để ủng hộ, động viên gia đình các nạn nhân vượt qua khó khăn.

Ở một diễn biến khác, Cục trưởng Cục Hàng hải VN Nguyễn Xuân Sang cho biết, ngay khi tai nạn xảy ra, cùng với công tác tìm kiếm cứu nạn, Cục Hàng hải VN đã giao Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu chủ trì phối hợp với các bên liên quan để thực hiện điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Hộp đen của tàu Petrolimex 14 đã được trích xuất. Từ kết quả trích xuất này, cộng thêm lời khai các nhân chứng cũng như đánh giá hiện trạng tàu và nhiều yếu tố khác mới có thể kết luận chính xác nguyên nhân vụ tai nạn.

Loading...