Ngày đăng: T5, Th1 31st, 2019

Tham quan di tích thành cổ Sơn Tây

 

Thành cổ Sơn Tây là một trong những điểm du lịch gần Hà Nội hấp dẫn nhiều du khách tới tham quan. Nếu bạn đang chuẩn bị một chuyến du lịch khám phá nơi này thì nhớ tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Lịch sử thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây là một dấu ấn còn sót lại của lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm thời cha ông ta. Được xây dựng vào đời vua Minh Mạng lần thứ 3 năm 1822, Thành cổ Sơn Tây là chứng tích lịch sử đầu tiên và duy nhất được xây bằng đá ong với tổng diên tích 16 hecta rộng lớn. Thành vốn là thủ phủ của vùng Tam tuyên gồm ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang thời nhà Nguyễn.

Giữa kháng chiến chống Pháp đầy cam go và khắc nghiệt, thành bị thất thủ vào ngày 16 tháng 12 năm 1883. Đến khi kháng chiến kết thúc, dân tộc ta giành được độc lập tự do, Thành cổ Sơn Tây là địa điểm thường xuyên tổ chức cuộc họp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1994, thành cổ được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc Việt Nam.

Tham quan di tích thành cổ Sơn Tây
Tham quan di tích thành cổ Sơn Tây

2. Kiến trúc của thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây nằm ở trung tâm thị xã Sơn Tây – Hà Nội, thuộc phần đất hai làng cổ Thuận Nghệ và Mai Trai. Đây là tòa thành quân sự, được xây bằng đá ong, một loại vật liệu truyền thống và rất phổ biến ở vùng đất Sơn Tây.

Thành cổ Sơn Tây được kiến trúc theo kiểu Vauban – một kỹ sư nổi tiếng người Pháp. Tường thành được làm bằng đá ong chạy đường gãy khúc, hình vuông. Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42 km. Thành gồm có 4 cửa quay ra các hướng Bắc, Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Ngày trước, cả 4 cửa thành đều bắc qua hào nước, tuy nhiên ngày nay chỉ còn cửa Tiền và Hậu bắc qua hào nước. Từ thành cổ Sơn Tây, chạy thẳng lên từ Cửa Hữu theo quốc lộ 32, du khách có thể đến làng cổ Đường Lâm.

Phía xa bên ngoài thành chính có một vòng thành ngoài, gọi là La Thành, được đắp bằng đất, cao 3,5m, hình ngũ giác, bên ngoài có lũy tre dày đặc bao bọc. Thành ngoài cũng mở bốn cổng trông ra bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Một phần thành này nay chính là đường La Thành.

Bên trong thành, các công trình quan trọng đều được xây dựng đối xứng trên trục trung tâm Nam – Bắc. Chính giữa là “Vọng cung nữ”, là nơi nghỉ của vua mỗi khi đi tuần thú và cũng là nơi để các quan trong trấn tế lễ hàng năm, hoặc “bái vọng” mỗi khi có chiếu chỉ của nhà vua ban xuống.

Phía xa bên ngoài thành chính có một vòng thành ngoài, gọi là La Thành, được đắp bằng đất, cao 3,5m, hình ngũ giác, bên ngoài có lũy tre dày đặc bao bọc. Thành ngoài cũng mở bốn cổng trông ra bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Một phần thành này nay chính là đường La Thành.

Bên trong thành, các công trình quan trọng đều được xây dựng đối xứng trên trục trung tâm Nam – Bắc. Chính giữa là “Vọng cung nữ”, là nơi nghỉ của vua mỗi khi đi tuần thú và cũng là nơi để các quan trong trấn tế lễ hàng năm, hoặc “bái vọng” mỗi khi có chiếu chỉ của nhà vua ban xuống.

Trước điện Kính Thiên là một sân rộng lát gạch, phía ngoài cổng có bức bình phong xây bằng gạch, trên có đắp nổi hình “long vân khánh hội” (rồng mây gặp hội). Tiếp đó là Đoan môn có ba cửa ra vào, nhìn thẳng ra kì đài cao khoảng 18m được xây trên một bệ lớn bằng đá ong.

Về phía Tây có Võ miếu, là nơi thờ cúng những người đã hi sinh trong khi chiến đấu bảo vệ thành. Ở bốn góc thành có bốn giếng nước to hình vuông, sâu khoảng 6m và có cả bậc xây bằng đá ong xuống tận đáy. Cạnh đó là dinh thự và công đường của các quan đầu tỉnh. Về phía Đông có khu trại giam, kho lương và nơi ở của vợ con binh lính đồn trú trong thành.

Trong cuốn hồi kí viết vào tháng 4 năm 1884, viên bác sĩ quân đội viễn chinh Pháp là Charles Edouard Hocquard cũng đã mô tả khá chi tiết về kiến trúc trong thành Sơn Tây như sau: “… Bên trong, giữa thành có một tháp cao 18m (tức cột cờ). Còn lại là hành cung, nhà ở của các quan tỉnh và kho lương. Phía trước tháp có 2 bể nước lớn hình vuông, xung quanh xây gạch và lan can bảo vệ. Theo người ta nói lại, trước đây một bể chứa nước dùng cho quân đồn trú, còn một bể dùng nuôi cá phục vụ bữa ăn…”

Đi dạo trong thành cổ, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, thoải mái nhất, tạm lánh xa đô thị với nhiều bộn bề, lo toan. Bên cạnh lối đi quanh thành cổ có một chiếc hồ với những chú cá vàng đẹp mắt. Tiếp đến, du khách có thể đi đến chỗ đặt máy bay, còn lưu lại sau kháng chiến.

Bài viết trên của sukien247 đã chia sẻ với bạn đọc những thông tin cần thiết về thành cổ Sơn Tây hy vọng sẽ giúp bạn đọc có một chuyến du lịch đáng nhớ với những trải nghiệm thú vị nhé!

Loading...