Ngày đăng: T3, Th10 25th, 2022

Ẩm thực Tây Bắc đặc sản núi rừng không thể bỏ qua

Ẩm thực Tây Bắc đồng bào các dân tộc với sự đậm đà, hương vị độc đáo đã và đang góp phần quan trọng trong phát triển du lịch giữa cộng đồng của các địa phương, đây cũng là yếu tố quan trọng níu chân du khách mọi miền.

Đặc sắc ẩm thực rừng núi Tây Bắc

Bên cạnh đồ ăn Châu Âu cầu kỳ trong khâu chế biến thì nền ẩm thực Tây Bắc mang nhiều dấu ấn đặc trưng đã thu hút lượng lớn khách du lịch hàng năm. Vùng đất được thiên nhiên ban tặng phong cảnh hữu tình, hài hòa và những loại gia vị đặc trưng đã góp phần làm nên một nền ẩm thực Tây Bắc độc đáo thu hút du khách gần xa.

Pa pỉnh tộp – món ăn tinh hoa của ẩm thực Tây Bắc

Pa pỉnh tộp là đặc sản trong nền ẩm thực Tây Bắc, có nguồn gốc từ dân tộc Thái, sinh sống vùng Lai Châu. Theo tiếng dân tộc Thái, từ “pa” có nghĩa là “cá suối”, “Pa pỉnh tộp” là tên gọi chỉ những con cá bị nướng gập lại. Món ăn có tên gọi độc đáo nhưng bình dị này sở dĩ vì cá trước khi được đem nướng sẽ bị mổ sạch nội tạng, tẩm ướp gia vị và gập đôi để nướng trên bếp than hồng.

Ẩm thực Tây Bắc đặc sản núi rừng không thể bỏ qua

Thắng cố – nét đẹp truyền thống của người H’mông

Ngày nay, thắng cố đã du nhập vào ẩm thực của nhiều dân tộc khác nhau tại Việt Nam như: Kinh, Dao, Tày,… Tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ của món ăn này là tại vùng đất H’mông thơ mộng, trữ tình. Đây là món ăn truyền thống của dân tộc H’mông, tạm dịch theo nghĩa Tiếng Việt là “nồi nước”.

Thịt gác bếp

Món đặc sản thịt gác bếp là đồ ăn người Thái Đen dùng để thiết đãi khách quý. Món này được chế biến từ bắp của trâu, bò, lợn thả rông trên các vùng núi Tây Bắc.

Nậm Pịa

Nguyên liệu chính của nậm pịa là nội tạng các loài vật ăn cỏ. Bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan,phổi, phế lù đem ninh nhừ. Ngoài ra, còn một thành phần không thể thiếu nữa đó chính là pịa. Pịa là phần dịch (phân non) nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già.

Lợn Bản Mộc Châu

Lợn bản Mộc Châu, còn được gọi lợn cắp nách Mộc Châu, là loài lợn được nuôi thả bởi đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Dao, H’Mông… Do có nguồn thức ăn chủ yếu từ thiên nhiên, thường xuyên vận động, không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, lợn bản Mộc Châu có kích thước khá nhỏ; mỗi con trưởng thành chỉ tầm 15kg  – 17kg. Bù lại, thịt lợn săn chắc, có giá trị dinh dưỡng cao – dù là chiên xào, nhúng lẩu hay tẩm ướp gia vị đậm đà rồi nướng chín trên than hồng đều giữ được hương vị ngon ngọt tự nhiên.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các món ăn Châu Âu như: Đùi heo muối là món đặc sản của người Tây Ban Nha. Tại Việt Nam, món ăn trứ danh này thường bán rất chạy vào dịp cuối năm. Đến với Tomi Market để lựa chọn sản phẩm nhập khẩu Châu Âu ưng ý nhất cho gia đình của bạn.

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp thì quá nổi tiếng rồi phải không các bạn. Thịt trâu gác bếp không chỉ là đặc sản Lào Cai mà còn là đặc sản Tây Bắc nữa đấy. Vì ngoài ở Lào Cai, bạn có thể dễ dàng tìm thấy thịt trâu gác bếp Tây Bắc tại các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái.

Thịt trâu gác bếp đặc sản Tây Bắc khác hẳn với thịt trâu ở phía xuôi. Cách làm thịt trâu gác bếp Tây Bắc rất độc đáo, được làm từ trâu tươi ngon, tẩm ướp với gia vị sả, ớt, tỏi, gừng và hạt mắc khén (gia vị đặc trưng của người Tây Bắc). Thịt trâu gác bếp Tây Bắc ngon nhất là qua cách chế biến, làm khô từ than củi, người dân Tây Bắc biết cách căn thời gian để thịt vừa chín tới, vẫn còn giữ được độ dai, ngọt mà không quá khô.

Bánh Chưng Đen

Du lịch Tây Bắc vào những ngày chớm xuân, bạn chắc chắn phải thưởng thức đặc sản bánh chưng đen nóng hổi cùng rượu ngô. Không chỉ sở hữu màu đen bóng đẹp mắt từ nước cốt, bánh chưng đen còn là tổ hợp hương vị độc nhất vô nhị – với nhân đậu xanh vàng ươm, hạt nếp thơm dẻo, thịt lợn dai mềm, hạt tiêu, lá dong nồng nàn…, đủ để thoả mãn vị giác của thực khách khó tính nhất. Chỉ cần ăn thử một lần, sẽ thấy vương vấn mãi món ngon nức tiếng xứ Lạng này đấy.

Trên đây là giới thiệu tới bạn những món ngon của ẩm thực Tây Bắc. Sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua các đặc sản này khi có dịp ghé qua vùng núi rừng Tây Bắc đại ngàn này nhé.

Loading...